Tuổi trẻ Hà Tĩnh với biển, đảo quê hương
minh họa: Shutterstock
Đặc sắc Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên - Thanh Hóa
Tham gia phần "thách" trong chương trình On Trending của Báo Thanh Niên, Minh Hằng đòi "block" Phạm Quỳnh Anh khi đàn chị đưa ra thử thách "khó đỡ".Minh Hằng - Tóc Tiên vốn có mối quan hệ thân thiết khi liên tục chung đội ở Chị đẹp đạp gió 2024, mang đến những tiết mục bùng nổ. Bộ đôi xinh đẹp, tài năng này cũng khiến khán giả thích thú với những khoảnh khắc dễ thương đằng sau sân khấu, trong đó có video Tóc Tiên hôn Minh Hằng gây chú ý trên mạng xã hội. Nhắm vào điều này, Phạm Quỳnh Anh yêu cầu "Bé Heo" gọi điện cho Tóc Tiên để "tỏ tình", nêu cảm nghĩ về nụ hôn đặc biệt ấy.Để biết Minh Hằng đối phó ra sao trước thử thách của Phạm Quỳnh Anh, kính mời khán giả tiếp tục theo dõi chương trình On Trending phát trên Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.
Nhận định bóng đá - Đan Mạch vs Scotland (1 giờ 45 ngày 2.9): “Thuốc nổ” có thể chặn đứng “Đoàn quân Tartan”
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đưa ra cam kết trên trong chuyến thăm Jakarta, nơi ông đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto về một loạt các vấn đề song phương, theo AFP."Chúng tôi đã đồng ý thiết lập các cuộc tham vấn quốc phòng về an ninh hàng hải của chúng tôi, trong đó có cả hợp tác kỹ thuật về thiết bị quốc phòng", ông Ishiba được trích dẫn trong một tuyên bố chung."Chúng tôi cũng đã đồng ý... cung cấp tàu tuần tra tốc độ cao thông qua Hỗ trợ an ninh chính thức, đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi cung cấp tàu như thế cho Indonesia", ông Ishiba nhấn mạnh. Ông cho biết thêm hai nước cũng đã nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng phi carbon, chẳng hạn như năng lượng địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.Trước khi đến Jakarta, Thủ tướng Ishiba đã có cuộc hội đàm tại Kuala Lumpur với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, mô tả việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á là "một trong những ưu tiên lớn nhất" của Nhật Bản. Chuyến công du Malaysia và Indonesia đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước chính thức đầu tiên của Thủ tướng Ishiba kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10.2024.Thủ tướng Ishiba cho biết thêm chuyến đi đã giúp ông nhận thức được "sự phát triển bùng nổ của hai nước" và khẳng định lại quan điểm của ông rằng Nhật Bản và đồng minh chủ chốt là Mỹ phải tiếp tục hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á."Sự tiếp xúc ngoại giao trong khu vực này cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản cũng như đối với Mỹ. Tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết với... (Tổng thống đắc cử Mỹ Donald) Trump rằng việc Nhật Bản và Mỹ cùng nhau hợp tác hướng tới hòa bình và ổn định của khu vực này sẽ đóng góp đáng kể vào hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn thế giới", ông Ishiba nói.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Nông trại trái cây sạch rộng 40 ha
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Trong tháng 3 có nhiều ngày nắng nóng diện rộng và nắng nóng gay gắt ở miền Đông, ven biên giới Tây Nam với nhiệt độ cao nhất đến 38 độ C.

Vụ xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Khi nào bị phạt hành chính, hình sự?
Bà Rịa - Vũng Tàu trao giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt dự án 'khủng'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
VinFast tiến sang châu Phi
Ngày 3.3, thông tin từ Công an TT.Nông Cống cho biết, đơn vị này đang xác minh, làm rõ vụ một nam sinh lớp 6 bị thương nặng nghi do pháo phát nổ.Nạn nhân là em P.Đ.A (13 tuổi, ngụ TT.Nông Cống), sau khi được cấp cứu ban đầu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì đã chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội.Trước đó, khoảng hơn 15 giờ ngày 2.3, người thân và người dân nghe tiếng nổ lớn phát ra từ nhà riêng của cháu A. Ngay sau đó, người thân phát hiện cháu A. bị thương rất nặng, máu chảy nhiều nên đưa đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu.Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định nạn nhân bị dập nát bàn tay trái, vùng ngực, cổ, mặt, cánh tay phải và chân trái có nhiều vết thương chảy máu, da bị cháy xám…Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã phải tiến hành phẫu thuật cấp cứu, tháo bỏ bàn tay trái bị dập nát không thể phục hồi, xử lý ban đầu các vết thương, và đã chuyển bệnh nhi đến tiếp tục điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội theo nguyện vọng của gia đình.
vườn sao băng 2018 fpt
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư